Đang xử lý....
Lỗi
Hoàn tất
Xác nhận
LIÊN HỆ

VẼ HÌNH LÊN CÁC VẬT DỤNG BẰNG GỖ NHƯ THẾ NÀO?

Vẽ hình là lợi dụng nhiệt độ cao của mỏ hàn điện, trực tiếp phác họa hình người, nhà cửa, núi non trên mặt gỗ của vật dụng gia đình. Nó là một loạt nghệ thuật mang hương sắc cổ, sinh động, tạo thành một chỉnh thể với các vật dụng gia đình rất đẹp.

ve hinh len vat dung

Phải dựa vào ý định của người vẽ. Vẽ một bức họa trên vật dụng gỗ của gia đình không phải là một công việc dễ dàng. Bởi vì mỏ hàn điện vừa không giống như bút lông có thể vẽ các đường cứng mềm một cách đơn giản, vừa không phải phác họa trên giấy có thể thay đổi cách vẽ, bỏ đi hoặc bổ sung thêm, nó yêu cầu thay đổi cách vẽ, bỏ đi hoặc bổ sung thêm, nó yêu cầu người vẽ trước hết dùng than gỗ, nhẹ nhàng đánh sạch bản thảo, sau đó dùng mỏ hàn điện căn cứ vào thứ tự của bức họa để vẽ.

Trước khi vẽ hình phải hiểu rõ chất gỗ của vật dụng gia đình, gỗ dương, gỗ thông là những loại gỗ mềm dễ vẽ; gỗ du, gỗ liễu nước cứng rất khó vẽ. Đối với các loại gỗ mềm tốt nhất là dùng mỏ hàn điện 100 ~ 150 W để vẽ; đối với những loại vỏ cứng cần phải dùng mỏ hàn điện 200 W trở lên để vẽ; khi dùng mỏ hàn điện vẽ tranh trên gỗ mềm tác động phải nhanh, chỉ dừng lại một chút là sẽ xuất hiện các vết vẽ màu đen đậm; mỏ hàn nhỏ vẽ trên gỗ cứng cũng khó có được kết quả như ý.

ve hinh len vat dungVẽ các bức họa sơn thủy cũng dùng mỏ hàn to mạnh dạn phác họa, trước hết vẽ bộ phận giữa, dùng một mỏ hàn nhỏ một chút, tỉ mỉ vẽ nhà cửa, miếu mạo, sau đó dùng mỏ hàn to vẽ những bộ phận phía trước, cuối cùng nhẹ nhàng phác họa núi non ở xa và mây trắng.

Vẽ chim và người tốn nhiều công sức hơn, cần phải dùng mỏ hàn trung bình để vẽ, những nét chuyển, ảo cần phải tự nhiên tròn bóng, hết sức tránh cảm giá cứng do mỏ hàn điện gây ra. Có thể dùng một nét vẽ để hoàn thành, tuyệt đối không được vẽ 2 lần, không được vẽ lại. Sự đậm nhạt, hư thực của các đường nét vẽ quan hệ chặt chẽ với sự linh hoạt và thời gian dừng dài hay ngắn của mỏ hàn điện. Vì vậy, nên dùng “đà bỉ pháp” trong tranh của Trung Quốc để vẽ.

Vẽ thế núi cần phải phát huy độ dài của mỏ hàn, cố gắng vẽ cứng cáp có lực, các góc rõ ràng; phải kết hợp đẩy, kéo, trơn, ráp, vuông là để thể hiện sự nguy hiểm của thế núi; mây, khói, nước chảy cũng có thể dùng cách miêu tả tơ nhện, lấy các đường nhẹ nhàng, mềm mại, chảy dài để thể hiện. Các loại cây cỏ thì dùng các chấm để tạo cảm giác thô ráp dày đậm của nó. Tóm lại, thích hợp với người cầu kì là nhẵn bóng, người cẩu thả là thô ráp.

Hoa văn đá núi, bề mặt sau khi dùng bút tạo thành các đường viền, còn phải dùng bút vẽ mặt trên và mặt dưới, tạo cảm giác đỉnh núi cao dựng đứng. Ngọn núi xa xăm nằm trong rừng cây, các cây con, đá, núi, cỏ… nên dùng bút để chấm. Lấy bộ phận đầu mỏ hàn vẽ thật nhanh, khi xử lý cần phải cẩn thận. Nếu sơ suất tạo ra một vệt hoặc một mảng vẽ đen sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ.

Không trung, mây trắng, sông biển cũng có thể vẽ được. Ví dụ vẽ cảnh tuyết thì đành phải dùng “mượn đất làm tuyết” trong tranh thủy mặc, xung quanh dùng bút vẽ tô điểm đậm dần.

Cho dù vẽ tranh không màu sắc vẫn phải dùng ba màu chủ yếu là đen, xám, trắng để phân biệt tầng thứ, làm giống như tự nhiên, hòa quyện thành một chỉnh thể, tránh bẩn, ố.

 

Bài liên quan